Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 126 doanh nghiệp, cơ sở chế biến tre luồng, hộ kinh doanh cá thể. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa; sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, công tác phát triển tre luồng đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, các sản phẩm từ tre luồng còn có giá trị thấp, chủ yếu là sản phẩm thô, bán thành phẩm; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tre luồng nhìn chung có quy mô nhỏ lẻ, năng lực sản xuất yếu, hoạt động chưa có sự liên kết…, nên chưa mang lại bước đột phá về kinh tế - xã hội, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh tre luồng của tỉnh Thanh Hóa.
Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa được thành lập sẽ tập hợp, đoàn kết hội viên là những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực trồng, chế biến, kinh doanh tre luồng; đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
Quý vị vui lòng tải tài liệu
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRE LUỒNG TỈNH THANH HÓA KHÓA I, NHIỆM KỲ 2019-2024
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRE LUỒNG THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
ĐIỀU LỆ Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa (Phê duyệt kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày / /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam do USAID tài trợ và được thực hiện bởi Winrock International với sự
Khởi động dự án trị giá 4,3 triệu Euro, do liên minh châu Âu (EU), Oxfam và đối tác đồng tài trợ, hư
Dự án Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ở Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình đượ